Tiểu sử NS Văn Phụng
- Nhạc Sĩ : Văn
Phụng - Phổ thơ / lời: Biển Nhớ
Nói đến Văn Phụng người ta nghĩ ngay đến tài năng hòa
âm phối khí xuất chúng và óc khôi hài của ông. Ông khôi hài trong
mọi trường hợp, kể cả lúc bi quan nhất và ăn nói rất "tếu".
NS Văn Phụng (VP) sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông đam mê âm
nhạc từ nhỏ nên đã được hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà
Vượng đặc biệt nâng đỡ và chỉ dẫn.
Đúng là trời không phụ
tài. Năm 1945, cậu bé Nguyễn Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu
dương cầm bản "La Prière d'une Vierge" tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. VP
chơi dương cầm hay lắm. Mời các bạn xem lại băng video "Thúy Nga"
27 xem ông đệm cho vợ là Châu Hà hát "Suối Tóc". Lúc ấy, ông đã
trên 65 tuổi, tay trái đã bị cứng đi nhiều mà chơi vẫn còn rất hay
và... lả lướt. Tài năng làm "mưa trên phím ngà" của ông vẫn như
thuở nào.
VP là một học sinh xuất sắc, 16 tuổi đã thi đậu
Tú Tài. Thân phụ của ông rất muốn ông làm bác sĩ nên... VP theo
học ngành y. Được một năm thì... ông bỏ học để chạy theo tiếng gọi
của âm nhạc.
Cũng bởi quá mê nhạc nên ông thường gặp quý
nhân và... giai nhân. Thôi để BN kể phần quý nhân trước nha. Còn
giai nhân thì để hẹn những lần sau vậy.
Như bao nhiêu cư
dân khác, VP phải rời xa Hà Nội khói lửa vào mùa thu 1946 chạy
loạn về mãi tận Nam Định rồi nương náu tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ
Cồn. Tại đây, ông gặp một quý nhân khác: Linh mục Mai Xuân Đình.
VP được linh mục dạy âm nhạc và giáo lý. Qua sự gặp gỡ này, VP trở
thành tín đồ Thiên Chúa Giáo cho đến lúc trút hơi thở cuối
cùng.
Năm 1948, VP hồi cư về Hà Nội thì bị lệnh tổng động
viên. Ông gia nhập Ban Quân Nhạc Đệ Tam Tiểu Đoàn Danh Dự (Hà
Nội). Tại đây, ông gặp những người bạn mà sau này khi di cư vào
Nam đã trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng tô điểm cho "nắng đẹp
miền Nam" như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành,
v.v... Và cũng tại đây ông gặp một quý nhân khác.
Đó là
quân nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer. Ông hướng dẫn
VP về hòa âm. Thế là VP trở thành nhạc sĩ hòa âm đại hòa tấu theo
lối Tây Phương đầu tiên của Việt Nam. VP soạn hòa âm những bản
nhạc VN cho Ban Đại Hòa Tấu Quân Nhạc gồm cả 100 nhạc viên.
Giữa lúc vui đùa, ca hát cùng bạn bè đồng sự, năm 1948, VP
cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình: "Ô Mê Ly". Ông thường trình
diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được
hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi VP được giới yêu nhạc
chú ý.
Cùng với những người bạn BN kể ở trên, VP di cư vào
Nam và chẳng bao lâu ông trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát Thanh
Quân Đội và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát Thanh
Saigon.
Trong không khí tưng bừng của "nắng đẹp miền Nam",
Văn Phụng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Trọng Khương, Y Vân,
v.v... đã "trăm hoa đua nở". Họ đã sáng tác những tuyệt phẩm mà
cho đến bây giờ gần 50 năm sau chúng ta vẫn còn hát.
VP
mang đến miền Nam những bản nhạc ngộ nghĩnh, lạ tai, sống động
mang âm hưởng nhạc Nam Mỹ như "Ô Mê Ly", "Tiếng Vọng Chiều Vàng",
"Trăng Sơn Cước". Nhiều người cho rằng nhạc của ông chịu ảnh hưởng
nặng của Tây Phương. Nhân xét này đúng nhưng cũng có phần sai
nữa.
Đúng là vì cùng với một số nhạc sĩ theo trường phái cổ
điển Tây Phương (do Nguyễn Xuân Khoát và Võ Đức Thu khởi xướng)
như Vũ Thành, Lâm Tuyền, Văn Giảng, Nghiêm Phú Phi, v.v... VP muốn
đưa âm sắc của nhạc giao hưởng vào ca khúc Việt Nam nhưng chỉ một
chút thôi vì sợ quần chúng chưa quen. "Tiếng Dương Câm", "Mưa Trên
Phím Ngà" (Văn Phụng), "Giấc Mơ Hồi Hương" (Vũ Thành), Tơ Sầu (Lâm
Tuyền) là những thí dụ.
VP còn "dám" sáng tác những bản
nhạc theo thể điệu... "quái đản" vào thời đó như mambo, rock and
roll, boléro, slow rock, calypso, v.v...
Tuy nhiên, ngay cả
điệu "slow rock" là thể điệu thích hợp với không khí nghẹt khói
thuốc, men rượu và nhục cảm của vũ trường nhưng khi vào tay VP thì
khác. VP đã nâng ý nhạc trong "Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn" (slow rock)
bay bổng vào không khí lâng lâng siêu thoát, nhẹ nhàng và trầm ấm
vô cùng của người Á Đông. Bạn hãy thử đi dạo sông một mình khi
nắng chiều dần tàn, lòng nhớ đến người yêu thì mới thấy thấm thía
cái cảm giác siêu thoát nhẹ nhàng ấy.
Nhưng sai là ở chỗ
này. Các bạn có thể tìm thấy âm hưởng dân tộc đậm đà trong "Các
Anh Đi", "Trăng Sáng Vườn Chè" (phổ thơ Nguyễn Bính) "Đêm Buồn"
(phổ ca dao "Vì Nhớ Mà Buồn" trong "Quốc Văn Giáo Khoa Thư). VP
còn sáng tác những bài nhạc vui như "Nhạc Ngày Xanh", "Vui Bên Ánh
Lửa", "Tiếng Ca Bên Đồi Vắng" có âm hưởng rất... Việt Nam. Còn bài
"Nhớ Bến Đà Giang" thì thật là thiết tha, gần gũi như câu hò trên
sông nước.
VP quả là một nhạc sĩ đa dạng. Ông có nhiều
sáng tác mà giới yêu vũ trường rất mê và không thể thiếu. Trước
giờ giới nghiêm phải ráng "gỡ" thêm bài "Ô Mê Ly" cho đáng tiền
vào cửa. "Đi chợ" thì phải có bài paso doble "Ghé Bến Saigon" còn
dập dìu với người yêu trong điệu luân vũ đưa tâm hồn cả hai về
chốn phiêu bồng thì không thể quên "Gió Chiều".
VP được
giới sành điệu cho là nhạc sĩ soạn hòa âm phối khí số 1 của VN
trong suốt thời gian từ 1954 đến 1975 Biển Nhớ
| |
Những bài khác của
- Văn Phụng(57)
- Ave
Maria
- Ô Mê
Ly
- Ô Mê
Ly
- Bài
chưa có cần chép
- Bên
Lưng Đèo
- Bóng
Người Đi
- Bức
Họa Đồng Quê
- Các
Anh Đi
- Chán
Nản
- Chung
Thủy
- Dịu
Dàng
- Em Mới
Biết Yêu Đã Biết Sầu
- Ghé
Bến Sài Gòn
- Giang
Hồ
- Giã Từ
Đêm Mưa
- Giấc
Mộng Viễn Du
- Hát
Lên Nào
- Hình
Ảnh Một Đêm Trăng
- Hôn
Nhau Lần Cuối
- Hết
Đêm Nay Mai Sẽ Hay
- Hoài
Vọng
- Lãng
Tử
- Lối
Cũ
- Lời
Nhi Nữ
- Mộng
Hải Hồ
...
còn tiếp ... |